BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ
Tháng 10/2022
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
“Dinh dưỡng” là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cơ thể của chúng ta. Chính vì thế mà dinh dưỡng luôn luôn là một vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Đặc biệt đối với trẻ mầm non cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là rất cần thiết giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa, khoẻ mạnh, trẻ tích cực vận động, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của trí não. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ. Ngày nay, chúng ta đang nỗ lực phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Bởi vì trẻ em hôm nay chính là thế giới ngày mai. Để thế hệ trẻ sau này được khỏe mạnh, thông minh, chủ động, sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đó chính là nhờ vào việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các gia đình, các cơ sở giáo dục trẻ và sự chung tay của toàn xã hội. Trong những năm gần đây Trường mầm non Tiên Thắng rất chú trọng đến công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Mặc dù thế nhưng đợt cân đo, khám sức khoẻ lần 1 cho trẻ năm học 2022 - 2023 tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng vẫn còn cao, vẫn còn có trẻ thừa cân, béo phì. Qua cân, đo, chấm biểu đồ vào đầu năm học, Ngày 12/9/2022)
Cân đo trẻ
Khối
|
Tổng
số
|
Cân nặng
|
Chiều cao
|
BT
|
NCT1
|
NCT2
|
NCMĐ1
|
NCMĐ2
|
BT
|
CHMĐ1
|
CHMĐ2
|
TCMĐ1
|
TCMĐ2
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
SL
|
NT
|
94
|
90
|
|
|
3
|
1
|
72
|
|
|
20
|
2
|
3 tuổi
|
132
|
118
|
3
|
|
11
|
|
104
|
0
|
0
|
26
|
2
|
4 tuổi
|
109
|
102
|
0
|
|
7
|
|
105
|
1
|
0
|
2
|
1
|
5 tuổi
|
119
|
111
|
4
|
|
3
|
1
|
114
|
|
0
|
4
|
1
|
Tổng
|
454
|
421
|
7
|
0
|
24
|
2
|
395
|
1
|
0
|
52
|
6
|
Khám sức khoẻ trẻ
TT
|
Khối
|
Tổng
|
Phân loại sức khỏe
|
Loại 1
|
Loại 2
|
Loại 3
|
1
|
Nhà trẻ
|
94
|
92
|
2
|
0
|
2
|
3 tuổi
|
132
|
106
|
26
|
0
|
3
|
4 tuổi
|
109
|
71
|
38
|
0
|
4
|
5 tuổi
|
119
|
115
|
4
|
0
|
Tổng
|
454
|
384
|
70
|
0
|
Để đạt được mục tiêu đề ra ngoài việc nổ lực phấn đấu của nhà trường, của đội ngũ cần sự phối hợp chung tay của các bậc phụ huynh. Nhà trường đề xuất với các bậc phụ huynh một số nội dung thực hiện tại gia đình nhằm hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thừa cân béo phì như sau:
. Đối với phụ huynh có trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì.
a. Với trẻ suy dinh dưỡng (nhẹ cân, thấp còi)
* Chế độ ăn uống
Tăng khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng bằng các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo...tăng cường cho trẻ uống sữa, đặc biệt là sữa tăng trưởng chiều cao...
Tăng cường các thực phẩm giàu Canxi, vitamin D..: Thịt bò, thịt gà, trứng; cho trẻ uống sữa tăng chiều cao, sữa chua; ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh… là những loại trái cây rất giàu vitamin C. Dưỡng chất này giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối ưu. Những trái cây có múi không những giúp tăng trưởng chiều cao mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nếu bé không may bị táo bón thì đây là thực phẩm rất tốt để giải quyết tình trạng đó. Ăn các loại rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải).
* Các bài tập vận động
Những môn thể thao có các động tác nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo) sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao.
Tắm nắng cho bé thường xuyên để cơ thể tổng hợp lượng Vitamint D cần thiết.
* Sinh hoạt điều độ, tránh các tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng
Cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao.
Tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu.
* Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ
Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng trong bầu không khí thân thiện, tràn ngập tình yêu thương ở trường cũng như ở nhà.
b. Với trẻ thừa cân, béo phì
* Chế độ ăn uống
- Tránh sử dụng dầu, mỡ; hạn chế các món ăn rán, chiên, xào ...nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp, kho.
- Trẻ em bị thừa cân béo phì, thường hay đói hơn so với trẻ bình thường, và khi ăn thì trẻ phải ăn một lượng thức ăn lớn hơn mới có cảm giác no, do đó nên tập trẻ ăn ít dần trong một bữa, tăng số lần ăn trong ngày. Tuyệt đối không bắt trẻ nhịn đói, nên chuẩn bị sẵn thức ăn để cho trẻ ăn ngay khi trẻ đói nhưng là những thức ăn ít năng lượng như canh rau củ, cuốn rau, trái cây ít ngọt, sữa không béo…
- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 8 giờ tối. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối. Cho trẻ ăn trước khi đói và ngừng ăn trước khi no.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi, hạn chế cho trẻ uống nước ngọt.
- Khẩu phần ăn của trẻ cần tăng lượng rau xanh, giảm lượng bột đường. Cho trẻ uống đủ nước theo nhu cầu.
* Các bài tập vận động
Cần cho trẻ tích cực hoạt động thể lực hàng ngày từ 30-60 phút, cho trẻ chơi các trò chơi tiêu hao năng lượng, hạn chế thời gian ngồi xem ti vi.... khuyến khích, hướng dẫn trẻ làm các công việc vừa sức ở trường cũng như ở nhà: lau giá đồ chơi, trực nhật, kê bàn ghế...
Tổ chức các hoạt động phát triển vận động theo kế hoạch của lứa tuổi. Tuy nhiên, tùy theo đề tài giáo viên tăng số lần vận động cho những trẻ thừa cân, béo phì.
Tận dụng cơ sở vật chất của trường cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm tiêu hao năng lượng như:
+ Chơi ngoài trời: Cho trẻ chơi đá bóng, chong chóng, thả diều, leo cầu trượt, đi trên các bờ cỏ, chạy bộ, nhảy dây...
+ Chơi trong lớp: tổ chức các trò chơi vận động: ai nhảy cao, nhảy qua suối, trèo ...
* Thuốc chống béo phì: Không khuyến khích sử dụng thuốc điều trị béo phì cho trẻ.
Người viết