Tên sáng kiến:“Biện pháp nâng cao kĩ năng sư phạm cần thiết trong
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ”
I. Mô giải pháp đã biết:
Việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ có kết quả thì giáo viên phải đi sâu vào thế giới tâm hồn của trẻ, phải biểt cư xử một cách khéo léo với trẻ để khêu gợi ở trẻ lòng mong muốn trở thành những người có ích cho xã hội.
Thực tế cho thấy giáo viên mầm non có kĩ năng sư phạm tốt sẽ thiết lập được mối quan hệ hợp lý với từng trẻ, với cả nhóm trẻ, với đồng nghiệp, phụ huynh và với cộng đồng…mối quan hệ này không chỉ giúp giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mà còn là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đề ra. Song bên cạnh đó cũng có không ít giáo viên còn hạn chế về kĩ năng sư phạm cần thiết đối với trẻ như: cô chưa được mối quan hệ tốt đẹp với trẻ, hành vi giao tiếp chưa dịu dàng, cởi mở, thân thiện thậm trí có những hành động thiếu tôn trọng trẻ, xúc phạm trẻ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc chú trọng rèn luyện phương pháp dạy học, giáo viên cần có kĩ năng sư phạm cần thiết. Sự khéo léo và tài tình ở người giáo viên không phải là dùng uy nghiêm của mình giáo dục trẻ mà phải dùng kỹ năng sư phạm để hướng dẫn và tương tác với trẻ một cách khéo léo.
Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sư phạm cần thiết trong chăm sóc và giáo dục trẻ thực sự có hiệu quả thực sự là một bài toán khó. Đã có nhiều giải pháp của một số tác giả đề cập đến vấn đề này như: Một số biện pháp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo trong trường mầm non của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo- Hoàn Kiếm Hà Nội. Biện pháp để giáo viên nâng cao chất lượng giao tiếp với trẻ trong trường mầm non của tác giả Hồ Thị Huỳnh Mai mầm non Vĩnh Thành - Chợ Lách – Bến Tre. Các giải pháp đã bộc lộ những ưu điểm và hạn chế:
* Ưu điểm:
- Giáo viên cơ bản được đào tạo về chuyên môn nên có kĩ năng sư phạm trong chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Các cháu ngoan và tích cực mạnh dạn tự tin khi trò chuyện và tham gia các hoạt động. Được sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh về việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
* Hạn chế:
- Giáo viên tuy đã được trang bị ở trường sư phạm những kỹ năng cần thiết, song khi vào thực tế tiếp xúc với trẻ trong các hoạt động không khỏi bị lúng túng, hiện tại do áp lực công việc, hạn chế thời gian nên việc rèn các kỹ năng giao tiếp với trẻ giáo viên vẫn còn xem nhẹ.
- Nhiều giáo viên chưa ý thức được việc tự trau dồi kĩ năng giao tiếp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giáo viên có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ nhưng chưa có kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Việc nắm bắt ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn thảo và tổ chức các trò chơi sự kiện nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi, sự thích thú cho trẻ chưa cao. Công tác tự học tự bồi dưỡng về chuyên môn, năng lực sư phạm còn hạn chế.
- Áp lực công việc chăm sóc giáo dục trẻ nên giáo viên không có kĩ năng tạo hài ước và lấy lòng con trẻ để thu hút trẻ vào các hoạt động một cách tích cực và hiệu quả.
Từ những hạn chế trên tôi xin đưa ra: “Biện pháp nâng cao kĩ năng sư phạm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ”
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.1. Nội dung giải pháp đề xuất
Kĩ năng sư phạm cần thiết của mỗi giáo viên là khả thích ghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Ở bậc học mầm non, mọi lời nói hành động của giáo viên đều có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ vì thế chỉ cần giáo viên nắm vững những kĩ năng cần thiết và ứng xử một cách tâm lý thì giáo viên sẽ chẳng những gặt hái được thành công trong sự nghiệp mà còn mang lại giá trị sống cao đẹp, là cẩm nang cho hành trình học tập và lớn khôn trọn đời của thế hệ trẻ. Nhận thức được điều đó bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao kĩ năng sư phạm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ:
* Biện pháp 1: Trau dồi kỹ năng giao tiếp của giáo viên.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.Qua giao tiếp giáo viên có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của trẻ cũng như của phụ huynh và đồng nghiệp, nhờ đó mà bản thân đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.Trong giao tiếp, giáo viên không chỉ là người tiếp xúc với trẻ thông qua nội dung bài học mà còn phải là một tấm gương mẫu mực về nhân cách cho trẻ noi theo. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên cần có sự thống nhất giữa lời nói và hành vi ứng xử. Nhân cách của giáo viên bao giờ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Đối với giáo viên mầm non, điều đầu tiên cần thiết đó là giao tiếp với trẻ. Giao tiếp của giáo viên kích thích sự phát triển hoạt động nhận thức, kĩ năng quan sát, sự tập trung chú ý và các chức năng tâm lý khác như tình cảm, ý thức, tư duy...giúp trẻ hình thành nền tảng ban đầu cảu nhân cách con người như trung thưc, thật thà, cẩn thân, tôn trong người khác, chia sẻ và giúp đỡ người khác. Giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi nằm trong giai đoạn giao tiếp với nhận thức ngoài tình huống nhiều phần dựa trên bản năng. Trẻ vừa hiếu động, tò mò, háo hức khám phá lại vừa nhạy cảm với thái độ của người lớn trong quá trình giao tiếp với mình. Trong khi đó trẻ chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về ngôn ngữ nên đôi khi không biết diễn đạt suy nghĩ của mình, có khi diễn đạt sai hoặc không hiểu hết ý của người lớn. Chính vì vậy, giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ để có thể định hướng cách thức giao tiếp cũng như sử dụng phương tiện giao tiếp với trẻ sao cho phù hợp. Cách ứng xử khéo léo của giáo viên đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên cần có sự thống nhất giữa lời nói và hành vi ứng xử. Để làm được điều đó giáo viên có thể sử dụng một số cách thức giao tiếp sau:
Thường xuyên trò chuyện, quan tâm trẻ. Thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp. Cách thức này giúp trẻ nói lên những suy nghĩ, nhu cầu mong muốn của mình với cô giáo, trẻ bộc lộ được những cảm xúc, hành vi…, qua cách trò chuyện với cô rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin, trẻ có cảm giác an toàn thân thiện gần gũi khi bên cô giáo.Nói chuyện với trẻ giúp giáo viên hiểu trẻ hơn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tiếp cận với những trẻ cá biệt để từ đó có thể điều chỉnh cách giao tiếp phù hợp với từng trẻ.
Giao tiếp bằng lời của cô diễn ra trong tất cả các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi trong trường mầm non. Khi giao tiếp giáo viên làm mẫu và gắn với tình huống cụ thể để giúp trẻ biết sử dụng các mẫu câu đúng với hoàn cảnh, phù hợp với giao tiếp.
Giao tiếp bằng tình cảm cũng quan trọng với trẻ. Đó là dành tình cảm yêu thương trẻ như con của mình giúp trẻ cảm giác an tâm, gần gũi và lắng nghe, ghi nhớ những gì cô nói, cô dạy bảo.
Hình ảnh minh họa cô và trẻ đang trò chuyện
Giao tiếp với trẻ bằng cách giáo viên có thể cùng trẻ chơi các trò chơi vận động. Ví dụ trò chơi “ Kéo co”. Qua trò chơi này trẻ bộc lộ cảm xúc vui tươi phấn khởi khi thắng cuộc còn trẻ thua sẽ có cảm giác buồn chán.
Hình ảnh minh họa trẻ chơi trò chơi kéo co
Ngoài việc giao tiếp hàng ngày với trẻ thì giáo viên còn phải giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Việc giữ mối quan hệ tốt với phụ huynh sẽ giúp giáo vên có thể hiểu hơn về tâm tư suy nghĩ của trẻ từ đó biết cách dỗ dành, có phương pháp tốt nhất đối với từng trẻ, mong muốn của phụ huynh và truyền đạt tốt thông tin các hoạt động của nhà trường dành cho trẻ đến với quý phụ huynh. Để làm được điều đó trước hết giáo viên cần:
Tạo dựng niềm tin: Bước đầu tiên để tạo niềm tin nơi phụ huynh đơn giản là cho họ thấy mình không cứng nhắc trong vai trò giáo viên cần tiếp cận trao đổi trò chuyện để tạo mức độ tin tưởng giữa phụ huynh và giáo viên. Không ngại đi sâu đi sát để giúp đỡ một học sinh. Giáo viên giao tiếp với phụ huynh thông qua việc đón trả trẻ hành ngày, đặc biệt trong các cuộc họp phụ huynh học sinh đó chính là những cơ hội tuyệt vời để thảo luận cởi mở và trao đổi kết quả học tập và thành tích của trẻ đạt được. Điều này có thể chiếm được lòng tin và sự tôn trọng nhanh hơn bất cứ điều gì.
Ví dụ: Giáo viên gọi điện hỏi xem trẻ hôm nay ở lớp học chữ cái này về con đọc chữ cái đó cho bố mẹ nghe chưa và trao đổi tình hình học tập của trẻ, tình hình sức khỏe hoặc những hành vi thói quen của trẻ khi ở lớp ... hoặc thông tin qua zalo của nhóm lớp trao đổi với phụ huynh về kĩ năng phát âm và nhận biết chữ cái của các con rất tốt đa số các con đã biết thuộc gần hết 29 chữ cái phụ huynh nên kèm cặp các con cùng với cô giáo để các bé học tốt hơn?
Lắng nghe: Đôi khi phụ huynh thắc mắc một vấn đề nào đó bản thân mỗi giáo viên hãy lắng nghe mọi điều phụ huynh nói trước khi phản hồi. Nếu giáo viên mắc lỗi hãy thừa nhận và xin lỗi sau đó giữ giọng điệu bình tĩnh và chuyên nghiệp nói cho phụ huynh biết dự định khắc phục lỗi đó như thế nào?
Ví dụ “ Một phụ huynh ở lớp yêu cầu giáo viên phải chịu trách nhiệm về vết cắn ở tay trẻ”. Với tình huống này tôi sẽ xử lý như sau: kiểm tra tính chính xác của thông tin bằng nhiều cách như hỏi trẻ, kiểm tra vết cắn, hỏi giáo viên cùng lớp. Nếu đúng là trẻ bị bạn khác cắn xảy ra trong thời gian ở lớp, bản thân tôi sẽ từ tốn nhận lỗi và xin lỗi vì đã không bao quát được hết trẻ dẫn đến sự việc này. Nhẹ nhành hỏi cháu ai đã cắn vào tay con? Con còn đau không?
Dù sự việc xảy ra ở lớp hay ở nhà giáo viên cũng cần thể hiện thái độ đồng cảm, chia sẻ chân thành với phụ huynh và dỗ dành trẻ. Điều đó khiến phụ huynh cảm thấy con họ được quan tâm và yêu thương của cô giáo.
Liên lạc thường xuyên: Việc giao tiếp hiệu quả có thể tốn thời gian nhưng rất quan trọng. Có nhiều cách để giao tiếp như bản tin, gọi điện, trảo đổi trực tiếp qua các hoạt động đón và trả trẻ...việc giữ liên lạc thường xuyên sẽ giúp cho phụ huynh yên tâm khi gửi con cho cô, có những suy nghĩ tích cực về cô giáo.
Hình ảnh minh họa cô giáo và phụ huynh trong giờ đón trẻ
Quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng giúp giáo viên dễ dàng hoàn thành công việc của mình hơn. Ngoài việc tương tác trực tiếp với trẻ mỗi giáo viên cần phải học cách kết bạn, duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để chia sẻ những kinh nghiệm, học hỏi nhau về chuyên môn. Mỗi giáo viên tự ý thức về vai trò trách nhiệm của mình trong giao tiếp là một việc làm hết sức quan trọng trong việc xây dựng đoàn kết nội bộ. Đây cũng là nội dung góp phần xây dựng văn hóa nhà trường, tạo nên những nét riêng, truyền thống của nhà trường. Cách giao tiếp với đồng nghiệp mang lại hiệu quả nhất đó là:
Tôn trọng đồng nghiệp qua cách lắng nghe: Trước khi thấu hiểu người khác bạn mỗi giáo viên cần lắng nghe những tâm tư của họ. Với đồng nghiệp cũng vậy ai cũng sở hữu yêu cầu được tôn trọng vì vậy lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp một cách trân trọng, nhìn thẳng vào họ, chú tâm đến nội dung câu chuyện và đừng ngắt lời khi họ chưa nói xong chính là điều cốt lõi trong lắng nghe.
Hình ảnh minh họa cùng đồng nghiệp sinh hoạt chuyên môn
Tạo dựng lòng tin nơi đồng nghiệp: Có lòng tin ở nhau tập thể thực sự mới đoàn kết, hết mình vì mục tiêu chung. Xây dựng lòng tin nơi đồng nghiệp không chỉ thông qua thành tích làm việc mà còn ở thái độ sống, đạo đức của mỗi người. Vì vậy việc giao tiếp rõ ràng, trung thực, súc tích, minh bạch sẽ giúp giáo viên xây dựng thành công lòng tin nơi đồng nghiệp. Khi đã có lòng tin nơi tập thể những xung đột hiểu làm không còn hiện hữu, quá trình hợp tác làm việc diễn ra suôn sẻ.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ giáo viên cần phát triển tốt các kĩ năng giao tiếp. Kĩ năng này phải được thường xuyên trau dồi đề có thể đạt hiệu quả như ý muốn.
* Biện pháp 2: Kĩ năng soạn thảo và tổ chức các trò chơi, sự kiện.
Nghề nuôi dạy trẻ không có nghĩa sáng đến lớp tối đi về mà còn đòi hỏi mỗi giáo viên luôn phải có giáo trình cụ thể, những hoạt động cụ thể cho từng ngày phải học những gì? Chơi trò chơi gì? Giúp trẻ luôn được phát triển tốt về các mặt, tạo sự thích thú, thúc đẩy tư duy sáng tạo của trẻ, đồng thời giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán, không có cảm giác sợ đến lớp. Giáo viên sử dụng nó để dạy các kiến thức về môi trường xung quanh, văn học, các biểu tượng toán học, tạo hình…, cung cấp và rèn luyện những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ và cho sự trưởng thành sau này của chúng. Để làm được điều đó mỗi giáo viên cần biết cách làm mới mình thông qua qua cách soạn thảo và tổ trò chơi, sự kiện, cũng như sự sáng tạo mới hơn trong công việc.
Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Cặp đôi ăn ý” trong chủ đề bản thân. Thông qua trò chơi này giúp trẻ biết đoàn kết với bạn chơi cùng bạn thực hiện yêu cầu cô đưa ra. Trẻ thể hiện tinh thần thi đua lành mạnh với đội bạn, thể hiện sự hăng say và cố gắng giành chiến thắng trong trò chơi.
Hình ảnh minh họa cho trò chơi cặp đôi ăn ý
Song song với việc soạn thảo và tổ chức các trò chơi mang tính sáng tạo thu hút trẻ giáo viên cần sử dụng thành thạo máy vi tính. Việc soạn bài giảng, lên kế hoạch, thu thập thông tin hầu hết đã được thực hiện trên máy tính. Chủ yếu bằng phần mềm word, powerpoint, hoặc một số phần mềm khác như cắt ghép ảnh ghép nhạc, lồng tiếng...hỗ trợ bài giảng sinh động hơn cho giáo viên. Nắm được kĩ năng cơ bản của máy tính việc soạn thảo giáo trình hay sáng tạo trò chơi sẽ trở lên dễ dàng hơn. Thông qua các trò chơi cô soạn thảo trẻ sẽ tham gia vào quá trình nhận thức, tác động tích cực tới các giác quan của trẻ, khuyến khích phát huy trí tưởng tưởng và cho trẻ cơ hội học tập kỹ năng tương tác với người khác và nhiều kỹ năng khác.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng powerpoint tạo các sidle sáng tạo ra một trò chơi “Rung chuông vàng” sau đó tổ chức cho trẻ chơi lật mở từng ô cửa và sau thời gian 5 giây suy nghĩ trẻ sẽ đọc chữ cái trong ô cửa. Qua trò chơi sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng quan sát, tư duy, phán đoán tham gia trả lời câu hỏi của cô.
Hình ảnh minh họa trò chơi “Rung chuông vàng”
Thông qua biện pháp này bản thân tôi đã sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, soạn thảo trò chơi cũng như tổ chức các sự kiện.
* Biện pháp 3: Kĩ năng tạo hài ước và lấy lòng trẻ.
Để lấy được lòng trẻ thì bản thân mỗi giáo viên cần kiên nhẫn có khi phải đóng đủ các vai nhằm mục đích chính là trẻ cảm thấy thích thú. Giáo viên mầm non cần có kĩ năng hoạt náo, tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động. Giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp rèn luyện những kĩ năng một cách nhanh chóng, giải tỏa áp lực, căng thẳng, tăng cường, khả năng giao tiếp không lời, hài ước thông qua trò chơi, câu chuyện, đóng vai các nhân vật trong các ngày hội lễ…tạo ra một không khí sôi nổi trong lớp học từ đó lôi cuốn hút trẻ. Một chút hài ước trong quá trình chăm sóc gáo dục trẻ sẽ làm cho không khí lớp học thoải mái hơn, trẻ có một tâm trạng vui vẻ và khiến bé muốn hợp tác với giáo viên. Khi trẻ có hứng thú, trẻ sẽ tham gia hoạt động tích cực và mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Một câu chuyện hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện lâu. Khi trẻ hứng thú tham gia vào một trò chơi, trẻ sẽ chơi trò chơi đó tới cùng.
Ví dụ 1: Giáo viên và trẻ đóng vai phỗng trong ngày tết trung thu. Khi cùng cô đóng vai trẻ được hòa mình vào vai diễn trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện vai diễn cùng cô để mang lại tiếng cười sự hài ước đến với mọi người. Làm cho không khí ngày tết trung thu thực sự vui vẻ thoải mái và tạo cho trẻ cảm giác hân hoan háo hức chào đón.
Hình ảnh minh họa cô và trẻ đóng vai phỗng trong ngày tết trung thu
Ví dụ 2: Cô đóng vai chú Hề mang đến những tiếng cười sảng khoái gây sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu giờ học để thu hút trẻ vào giờ học một cách thoải mái, trẻ chủ động tham gia tích cực nhằm đạt được hiệu quả cao trong giờ học.
Hình ảnh minh họa cô đóng vai chú Hề thu hút trẻ vào giờ học
Việc tạo hài ước để lấy lòng trẻ tham gia vào các hoạt động không cảm thấy nhàm chán giáo viên có thể tạo hứng thú cho trẻ vào giờ học một cách tích cực hơn như:
Tạo môi trường học tập nhiều màu sắc: Lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh, việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh tối màu, xấu. Vì vậy để cung cấp kiến thức cho trẻ giáo viên cần quan tâm đến các giáo cụ trực quan ở lớp cũng như tạo ra các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, cách hóa trang vai các nhân vật hài ước để cùng học với trẻ giúp trẻ tiếp thu tốt các kiến thức mà giáo viên cần cung cấp.
Ở biện pháp này tôi đã tạo được không khí vui tươi cho trẻ khi trò chuyện và vui chơi cùng trẻ. Giáo viên có thể rèn rũa cho mình kĩ năng sử dụng sự hài ước hay nghệ thuật hình thể hoặc lợi dụng sự thú vị của các trò chơi.... để tạo ra không khí vui vẻ cho trẻ trong khi dạy học. Đây là kĩ năng giúp giáo viên thoát khỏi sự khó khăn khi giao tiếp với trẻ.
* Biện pháp 4: Kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên công tác phát triển giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng là hai mảng nội dung phải được thực hiện song hành với nhau không tách rời. Công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu.
Bản thân là một giáo viên mầm non nên việc chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ ở lớp là rất quan trọng chính vì vậy mà bản thân tôi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho trẻ. Giáo viên người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết phải là người nắm vững các biện pháp, kĩ năng sơ cấp cứu tại chỗ giúp trẻ hạn chế tổn thương thậm chí cứu sống trẻ trong gang tấc.
Ví dụ: Sơ cấp cứu trường hợp trẻ bị bỏng. Với trường hợp này tôi xử lý như sau: Tách trẻ khỏi nguồn gây bỏng. Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy trong phút. Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, dùng kéo cắt bỏ quần áo của trẻ nếu dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng. Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải sạch, băng gạc sạch tránh làm vỡ vết phồng, không dùng băng dính để dính vết bỏng.
Hình ảnh cùng đồng nghiệp trao đổi kĩ năng sơ cứu 1 số tai nạn thường gặp cho trẻ
Bên cạnh đó giáo viên cần bao quát trẻ trong mọi hoạt động: Giáo viên không nên để trẻ tự chơi một mình mà phải thường xuyên theo dõi bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động.
Trong hoạt động học: Thường ít gây tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau chọc vào mắt. Nhất là các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ lấy đất nặn nhét vào tai hay mũi bạn rất nguy hiểm. Không sử dụng các chai lọ đựng thuốc, màu phẩm độc hại làm đồ chơi cho trẻ. Giáo viên luôn lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ vào chương trình giáo dục.
Ví dụ chủ đề gia đình: Giáo viên lồng ghép một số câu hỏi như “Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm không được đến gần?”(Các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo....)
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với một số biển cấm, biển báo nguy hiểm: cấm lửa, trạm điện, ...
Ví dụ chủ đề thế giới thực vật: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm.
Hình ảnh cô và trẻ đang quan sát cây ngoài trời
Trong giờ chơi ngoài trời: Trẻ rất hiếu động thường chạy nhảy đùa nghịch có thể xảy ra một số tai nạn như rách da, chấn thương phần mềm, vết bầm tím...Vì vậy trước khi cho trẻ ra ngoài trời cô giáo cần chú ý đến trẻ, kiểm tra khu vực sân chơi, không để trẻ chơi xa tầm mắt của cô.
Ví dụ: khi trẻ chơi các đồ chơi ngoài trời thì cô giáo phải nhắc nhở trẻ xếp hàng lần lượt không xô đẩy chen lấn nhau khi chơi.
Ngoài ra còn trong một số các hoạt động khác như: giờ đón trả trẻ, hoạt động thăm quan dã ngoại, giờ vệ sinh ăn ngủ...giáo viên cũng cần chú ý quan tâm chăm sóc trẻ. Nếu xảy ra mất an toàn cho trẻ giáo viên cần bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra và vận dụng kĩ năng sơ cứu những tai nạn thương tích cho trẻ.
Ở biện pháp này bản thân tôi đã nâng cao được kiến thức, kĩ năng cơ bản trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
II.2.Tính mới, tính sáng tạo
II.1.1. Tính mới
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, kĩ năng giao tiếp là một trong những hoạt động chủ đạo. Thông qua cách thức giao tiếp của giáo viên trẻ được lĩnh hội tiếp thu kiến thức về môi trường xã hội, thế giới xung quanh trẻ.
Qua giao tiếp giáo viên có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của trẻ cũng như của phụ huynh và đồng nghiệp.
Sự hài ước lấy lòng trẻ của cô sẽ tạo cho trẻ cảm thấy thích thú tạo ra một không khí sôi nổi trong lớp học từ đó lôi cuốn hút trẻ, giúp trẻ bộc lộ được trạng thái, cảm xúc hành vi, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẻ.
Thông qua cách giao tiếp, tham gia chơi trò chơi, đóng vai nhân vật trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm,…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn.Giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng, phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Trẻ được thực hành trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ.
Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua cáchtrò chuyện, chơi các trò chơi, tham gia các hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
II.1.2. Tính sáng tạo
Vận dụng kĩ năng sư phạm vào trong chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm như tham gia trò chơi, đóng vai các nhân vật trong ngày hội ngày lễ không chỉ giúp trẻ vui tươi phấn khởi, tích cực hứng thú mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá cách hình thành kỹ năng mới.
Cách hóa trang đóng vai các nhân vật để tạo hứng thú thu hút trẻ vào giờ học, giờ chơi cũng như mang lại tiếng cười sảng khoái trong các ngày hội ngày lễ.
Giao tiếp tốt với trẻ mầm non là góp phần trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II.3. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Giải pháp này đã được áp dụng tại trường mầm non Tiên Thắng ở tất cả các độ tuổi mang lại hiệu quả cao. Được áp dụng nhân rộng trong các nhóm lớp tại các trường mầm non trong toàn huyện.
II.4. Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
Hạn chế tới mức tối đa về mặt kinh tế khi đầu tư mua sắm các đồ dùng, đồ chơi,trang thiết bị cho trẻ hoạt động.
Hạn chế đến mức tối đa việc cha mẹ trẻ chi trả số tiền lớn khi cho trẻ tham gia vào các lớp học phát triểngiao tiếp, kĩ năng sống,...
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Trẻ mạnh dạn tự tin bày tỏ tình cảm xúc cảm,thái độ hành vi khi giao tiếp với cô giáo, với các bạn và mọi người xung quanh và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần.
Đây cũng là một hoạt động thiết thực trong việc thực hiện cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần bồi dưỡng cho giáo viên về nâng cao kĩ năng sư phạm cần thiếttrong chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ.
Nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh về vai trò của giáo viên đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp phụ huynh hiểu và thông cảm chia sẻ và biết phối kết hợp với giáo viên trong công việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Khơi dậy ở trẻ tính tò mò, tạo cho trẻ tính tò mò, giúp trẻ phát triển tốt tạo cho trẻ sự thích thú, thúc đẩy tư duy sáng tạo của trẻ đồng thời giúp trẻ cảm thấy không nhàm chán, không có cảm giác sợ hãi khi đến lớp .
Thông qua đề tài này, bản thân người nghiên cứu cũng được nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng trò chơi trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Đây cũng là một trong những hoạt động khuyến khích khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên, giúp giáo viên có ý thức phấn đấu, học tập và sẽ tích cực hơn nữa để có thể sáng tạo thêm nhiều giải pháp hay, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo trẻ trong trường mầm non.
Góp phần thực hiện tốt các chuyên đề: “Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mần non”; Chuyên đề: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
c. Giá trị làm lợi khác.
- Phụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên và sẵn sàng phối kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.