I. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm
Giáo án đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Để thiết kế được bài giảng đạt chất lượng theo mong muốn đòi hỏi mọi giáo viên đều phải có sự đầu tư tương xứng về chuyên môn cũng như thời gian. Đặc biệt là trong soạn bài giảng điện tử hiện nay, sự đầu tư đó càng cao hơn. Nhất là tìm hiểu kĩ năng về sử dụng phần mềm. Càng am hiểu về nhiều phần mềm bao nhiêu thì cơ hội lựa chọn phần mềm thiết kế phù hợp và thuận lợi bấy nhiêu trong quá trình soạn giảng. Mỗi phần mềm soạn giảng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều quan trọng là người soạn giảng xác định được nội dung thể hiện mục tiêu bài giảng của mình cũng như khả năng ứng dụng CNTT của bản thân để lựa chọn phần mềm soạn giảng phù hợp.
Nhìn chung, phần lớn giáo viên mầm non đã quen dùng phần mềm MS Powerpoint để soạn giảng. Tuy nhiên MS Power Point lại chỉ là một phần mềm dùng để thiết kế slide trình chiếu chứ chưa phải là một phần mềm soạn bài giảng điện tử theo đúng nghĩa của nó. Bài giảng theo chuẩn E-Learning là bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC. Để tận dụng những thế mạnh của MS Powerpoint và khả năng sử dụng của người soạn giảng chúng ta cần chọn một số phần mềm có thể tích hợp trên phần mềm MS Powerpoint để kết xuất thành bài giảng điện tử đúng các chuẩn SCORM, AICC nói trên.
Qua nghiên cứu, thực hành tối đã sử dụng một số phần mềm sau: Adobe Premire pro cc 2017, Adobe Presenter 10.0, Power Point 2010. Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn; biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập.
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc.
2.1. Công nghệ
- Đóng gói theo chuẩn SCORM, các thư mục và file theo quy định, đáp ứng chuẩn HTML5.
- Ghi âm lời giới thiệu, lời giảng...
- Ghi hình giáo viên giảng bài.
- Bài tập, tình huống tương tác với người học.
- Chất lượng, kỹ năng xử lý âm thanh, video, thí nghiệm, hoạt hình, nhạc nền...
- Trình bày có thẩm mỹ, mô phạm; màu nền, font chữ...
2.2. Nội dung
- Đảm bảo đầy đủ nội dung, tính hoàn thiện của một bài học.
- Chính xác, khoa học về nội dung bài giảng.
- Bảo đảm tính hệ thống, làm rõ trọng tâm mục tiêu của bài học.
- Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới.
- Liên hệ thực tế, có tính giáo dục.
2.3. Phương pháp
- Khả năng định hướng người học tốt, đảm bảo tính tự học cao.
- Phương pháp trình bày hấp dẫn, lôi cuốn người học.
- Thể hiện tính tương tác cao với người học.
2.4. Tư liệu
- Chất lượng tư liệu rõ ràng, hợp lý về nội dung và thời lượng
- Có trích dẫn nguồn gốc tư liệu, học liệu tham khảo rõ ràng cho từng nội dung có trích dẫn.
3. Tóm tắt bài giảng
Slide 1: Trang bìa: Hình ảnh trang bìa với các thông tin theo mẫu, có nhạc nền.
Slide 2: Lời giới thiệu: Giúp người học biết vị trí địa lý của chùa Thắng Phúc.
Slide 3: Mục tiêu: Giúp người học nắm được kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học.
Slide 4: Nội dung: Giúp người học nắm được các nội dung cơ bản của bài học..
Slide 5: Video giới thiệu ví trí địa lý: Giúp người học nắm được những thông tin cơ bản liên quan đến vị trí địa lý chùa Thắng Phúc.
Slide 6: Câu hỏi 1, Slide 7: Câu hỏi 2: Giúp người học củng cố lại kiến thức về vị trí địa lý chùa Thắng Phúc.
Slide 8: Video giới thiệu quá trình hình thành chùa Thắng Phúc: Người học nắm được quá trình hình thành chùa Thắng Phúc.
Slide 9: Câu hỏi 3, Slide 10: Câu hỏi 4: Giúp người học củng cố lại quá trình hình thành chùa Thắng Phúc.
Slide 11: Video dấu ấn lịch sử chùa Thắng phúc: Giúp người học năm được chi tiết về dấu ấn lịch sử chùa Thắng Phúc thông qua video.
Slide 12: Video phỏng vấn trụ trì chùa Thắng Phúc phát biểu: Giúp người học có cái nhìn cụ thể hơn về kiến trúc độc đáo của chùa Thắng Phúc
Slide13: Câu hỏi 5, Slide 14: Câu hỏi 6: Giúp người học củng cố lại kiến trúc độc đáo của chùa Thắng
Phúc.
Slide 15: Video lễ hội chùa Thắng Phúc: Giúp người học biết được thời gian diễn ra lễ hộ, một số hình ảnh trong lễ hội chùa Thắng Phúc
Slide 16: Video lời cảm ơn: Lời cám ơn của nhóm tác giả gửi đến quý thầy cô, phụ huynh và học sinh.
Slide 17: Tài liệu tham khảo: Những tài liệu mà nhóm tác giả đã sử dung trong quá trình làm bài giảng.
II. KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E - Learning của nhóm chúng tôi. Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận…
Qua cách học này đã tạo cho người học hứng thú học tập. Người học nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, mọi người có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua các câu hỏi tương tác giúp người học tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn.
Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn của Hội đồng giám khảo để chúng tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Tiên Thắng, ngày 19 tháng 8 năm 2019
Nhóm người thực hiện
Phạm Thị Út Đoàn Thị Hậu