Tự ngàn xưa, truyền thống hiếu thảo đối với mẹ cha đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Câu tục ngữ mà người xưa để lại cho thế hệ con cháu như một lời di huấn, mà mỗi chúng ta ai cũng thuộc nằm lòng.
Công cha như núi thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân
Xã hội VN, người Phật tử VN từ ngàn xưa đã coi trọng những con người hiếu thảo và nếp sống ấy mặc nhiên trở thành nền đạo đức hàng đầu trong đời sống của dân tộc. Mùa Vu Lan đã trở thành một tập quán đầy ý nghĩa nét đẹp Phương Đông. Báo hiếu Cha Mẹ không những dành cho người Phật tử mà còn dành cho mọi thành phần tầng lớp trong xã hội. Cũng nói thêm rằng báo hiếu Cha Mẹ không phải đợi khi Cha Mẹ qua đời, khuất bóng hay mỗi khi đến dịp Vu Lan mà phải nói ngay rằng người báo đáp công ơn Cha Mẹ là người luôn luôn biết sống trong ý thức thành kính, tận tụy phụng dưỡng Cha Mẹ được an vui trong cả hai phương diện vật chất và tinh thần, lúc các vị còn sống bên mình để khỏi luôn hối hận khi Cha me không còn nữa. Phải biết trải tâm rộng lớn yêu thương mọi người, biết thương kính lẫn nhau, chia sẽ khổ đau, đùm bọc lẫn nhau đem Niềm vui đến mọi người trong ý Niệm xây dựng cuộc sống an vui thực tại.
Có như thế mới nói lên hết ý nghĩa Vu Lan Bồn là giải thoát những khổ đau, cỏi bõ những ác nghiệp của trần gian. Đó là ý nghĩa sâu sắc nhất của người con Phật, biết sống và hành động theo chánh pháp của chư Phật.
Các cô và trò chụp ảnh kỉ niệm tại cổng chùa Cổ Linh
cô và trò múa bài : Dâng hoa lễ phật